NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT TRƯỚC KHI LÀM TỦ BẾP

1️⃣ DỰ TRÙ CHI PHÍ: để hoàn thiện một bộ tủ bếp, bạn sẽ phải dự toán được 5 khoản chi sau: phần thùng tủ và cánh tủ; mặt bàn đá bếp; kính ốp tường; phụ kiện tủ bếp và thiết bị bếp.

2️⃣ XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO TỦ BẾP
– Chiều cao của tủ bếp sẽ phụ thuộc vào người sử dụng, tủ sẽ không quá cao khiến việc thao tác khó khăn, cũng không quá thấp để người vào bếp phải cúi người, khom lưng.
– Chiều cao (được coi là tiêu chuẩn) khi làm tủ bếp như sau:
✔️ Chiều cao tủ bếp dưới: thường cao từ 810 – 900mm, sâu 600mm. Với gia đình chưa có điều kiện lắp máy rửa bát nhưng tương lai có dự định lắp, bạn nên tìm hiểu loại máy rửa bát sẽ sử dụng và trao đổi với đơn vị thiết kế khoang chờ và được tư vấn chiều cao tủ dưới cho hợp lý.
✔️ Khoảng cách giữa tủ bếp dưới và tủ bếp trên: thường từ 600 – 650mm.
✔️ Chiều cao tủ bếp trên: thường cao từ 700 – 800mm, sâu 350mm.

3️⃣ PHÂN CÔNG BỘ 3 CÔNG NĂNG VÀ ĐƯỜNG ĐIỆN
– XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CHO CHẬU RỬA, BẾP NẤU VÀ TỦ LẠNH:
✔️ 3 vị trí này có khoảng cách vừa phải, hợp lý để không phải di chuyển khoảng cách quá xa, nhưng cũng không nên quá sát nhau, giữa 2 vị trí phải đủ để còn các khoảng trống trên mặt bàn còn thao tác để chế biến thực phẩm.
✔️ Chậu rửa nên đặt cách xa bếp nấu chính cũng một khoảng ít nhất 60cm (chính là khoảng không gian sơ chế thực phẩm), để nước không bắn vào bếp ga hay bếp từ. Chậu rửa nên cách xa ổ điện, nếu ổ điện bắt buộc ở gần (do hạn chế diện tích), thì nên lắp ổ điện lên cao cách mặt bếp ít nhất 20cm.
– BỐ TRÍ ĐƯỜNG ĐIỆN CHO CÁC KHOANG CHỨC NĂNG
✔️ Các ổ điện khoang tủ dưới tính toán để không trùng vị trí các đợt ngang ngăn tủ và vị trí đường cấp thoát nước chậu rửa. Ổ cắm không nên đặt trong hoặc quá gần phạm vi chậu rửa. Cố gắng đặt ổ cắm cách khu vực chậu rửa tính theo phương thẳng đứng ít nhất 10 – 15cm để đảm bảo an toàn.
✔️Trên mặt bàn bếp tại cao độ khoảng 1m -1,2m, tại các khoảng trống nên lắp đặt ổ cắm đôi phục vụ cho các thiết bị di động trên đó (nồi cơm, ấm nước..).

4️⃣ LỰA CHỌN CHẤT LIỆU PHÙ HỢP CHO TỦ BẾP
– Tủ bếp được cấu tạo bởi 2 phần: thùng tủ bếp và cánh tủ bếp:
🎯 THÙNG TỦ BẾP: có tác dụng chịu lực, chứa đồ và hình thành khuôn dáng, nâng đỡ các bộ phận khác. Có các loại thùng tủ như: inox 304 (hệ liền khung và Module không mối hàn), nhựa đặc (hay còn gọi là gỗ nhựa), gỗ công nghiệp.
🎯 PHẦN CÁNH TỦ BẾP: cấu tạo gồm 2 phần: vật liệu làm cánh tủ (bằng gỗ mdf chống ẩm hoặc nhựa đặc) và lớp phủ trên bề mặt vật liệu làm cánh (Melamine, Acrylic, Laminate, sơn).

5️⃣ LỰA CHỌN PHỤ KIỆN BẾP: có nhiều phụ kiện như: bản lề, ray ngăn kéo, tay nâng hạ, giá bát (cố định, giá bát nâng hạ), giá dao thớt, khay chia thìa đĩa, thùng gạo, thùng rác… Chính vì vậy, bạn nên chọn những hãng sản xuất hoặc nơi bán uy tín, kiểm tra và đo đạc để phù hợp với các kích thước khoang tủ bếp.

6️⃣ LỰA CHỌN MẶT BÀN ĐÁ BẾP: đá mặt bàn bếp cũng có 2 loại là đá tự nhiên (gồm đá Granite, đá Marble) và đá nhân tạo (gồm đá quartz, Solid Surface, nung kết, nhân tạo thường, nhân tạo vân 3D). Nên chọn loại đá phù hợp để có một bề mặt không chỉ trông đẹp mắt mà còn an toàn và dễ bảo trì.

Nhận ngay bản vẽ thiết kế miễn phí cho căn nhà của bạn!!
Nhận ngay bản vẽ thiết kế miễn phí cho căn nhà của bạn!!